Thuốc: Nhiều loại thuốc gây khô miệng, dẫn đến sự tăng lượng khí mà bạn hấp thu. Nếu bạn gặp phải vấn đề này, bạn nên tìm hiểu xem mình có thể đổi loại thuốc khác với ít tác dụng phụ hơn hay không.
Nhai kẹo cao su: Nhai kẹo cao su khiến bạn nuốt nhiều khí hơn bình thường, khiến bạn đầy hơi. Dù kẹo cao su giúp bạn tỉnh táo khi đang mệt mỏi hay căng thẳng, bạn không nên lạm dụng nó. Bên cạnh đó, kẹo cao su cũng có tác động tiêu cực đến răng của bạn.
Sử dụng ống hút: Uống nước bằng ống hút tương tự như việc thổi bong bóng ngược. Khi bạn hút đồ uống qua ống hút, bạn hút theo cả không khí, dẫn đến tình trạng đầy hơi. Thay vì những ống hút nhựa không thân thiện với môi trường, hãy uống nước theo phong cách truyền thống.
Hút thuốc lá: Khi bạn hít khói thuốc, bạn nuốt vào cả không khí, khiến bạn bị đầy hơi. Hãy nhớ rằng, bất cứ loại thuốc lá nào cũng đều có hại cho sức khỏe của bạn.
Uống nước từ chai: Bạn uống nước trực tiếp từ chai có thể gây ợ hơi. Nếu bạn muốn giảm thiểu tình trạng ợ hơi, hãy rót nước ra cốc thay vì uống trực tiếp từ chai.
Ăn quá nhanh: Ăn quá nhanh gây ra một số vấn đề như tăng cân và trào ngược dạ dày. Hãy cố gắng ăn tập trung và nhai 20 – 40 lần cho mỗi lần.
Tăng đột ngột lượng chất xơ trong chế độ ăn: Dù bạn luôn cần ăn nhiều rau, việc tăng đột ngột lượng chất xơ trong chế độ ăn uống có thể gây đầy hơi. Các loại rau như rau cải, bông cải xanh và các loại rau ăn lá xanh có thể gây đầy hơi và đau bụng. Bạn nên tăng từ từ lượng rau xanh trong chế độ ăn.
Nhạy cảm đối với thức ăn: Nếu bạn nhạy cảm với sữa hoặc đường, bạn có thể gặp phải các vấn đề về dạ dày – ruột khi ăn bất cứ thực phẩm nào chứa lactose hay gluten. Gluten có trong nhiều thực phẩm như dầu đậu nành, thịt nguội, thậm chí các loại sốt trang trí salad. Một số loại carb cũng có thể khó tiêu hóa hơn các chất khác, gây đầy hơi.