Quay trở lại việc báo hiếu, thực ra cũng không cần quá vội vã hay tự tạo áp lực, nếu bạn chưa sẵn sàng hoặc không muốn có một gia đình nhỏ, cái bạn muốn nhiều hơn là những khái niệm cưới, đẻ, nuôi, già, bệnh, chết…
Rất nhiều người nói với tôi rằng mình phải lập gia đình để báo hiếu cha mẹ.
Trong ngành ngân hàng, khi tôi vay thì tôi phải trả cả vốn lẫn lãi. Và trong suốt quá trình kiếm tiền để trả, thì con nợ thường cảm thấy rất nặng nề, gần như ăn không ngon, ngủ không yên. Cảm giác này khá tương đồng với gánh nặng trả gói “hiếu” ở trên. Đó là thương mại…
Còn nếu “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình”, thì chắc hẳn mẹ cũng không muốn con phải gánh nặng để trả mẹ đâu nhỉ? Bởi biển Thái Bình gần như là vô hạn, không ai có thể đong đếm được có bao nhiêu yêu thương trong đó.
Rồi mẹ nói: “Ừ thế thôi, nếu không vì mẹ, thì hãy vì con. Hãy lấy vợ sinh con, sau này về già còn có đứa chăm sóc chứ!”.
Tôi giật mình. Không ngờ mẹ lại có thể nghĩ ra một chiến lược đầu tư dài hạn đến vậy, và chính tôi đang là khoản đầu tư đó. Và hóa ra lâu nay mẹ lo lắng cho tôi, cũng là bởi lo cho khoản đầu tư để sinh lời và thu hồi trong tương lai.
Nhiều người đánh đồng hạnh phúc với khuôn mẫu gia đình đủ đầy. Hình minh họa |
Đọc đến đây, không biết có ai nghĩ rằng tôi bất hiếu không nhỉ? Không đâu! Bởi khá nhiều thứ chúng ta được dạy cần phải chấm dứt. Chẳng hạn hồi nhỏ cô giáo dạy tôi rằng “không được nói dối, phải luôn trung thực”, nhưng tôi phát hiện người lớn vẫn nói dối, và điều thực tế tôi áp dụng được chính là “cứ nói dối đi, rồi giả vờ trung thực”.
Quay trở lại việc báo hiếu, thực ra cũng không cần quá vội vã hay tự tạo áp lực, nếu bạn chưa thực sự sẵn sàng hoặc không muốn có một gia đình nhỏ, cái bạn muốn nhiều hơn là những khái niệm cưới, đẻ, nuôi, già, bệnh, chết… Chấm hết. Đó là kịch bản đã được lập trình từ thời xa lắc xa lơ mà chẳng ai nâng cấp. Sự vội vã hay áp lực, bản chất thể hiện tôi đang mất (hoặc chưa bao giờ có) bánh lái trên con tàu cuộc đời. Cho nên, những cơn bão tâm trí đến từ người khác, hoặc từ chính mình, sẽ làm tôi chao đảo.
Còn cha mẹ, cũng giống tôi mà thôi, chỉ giỏi hơn ở chỗ họ có kinh nghiệm chịu đựng, đè nén cuộc sống chênh chao trên con thuyền hôn nhân không bánh lái, không hạnh phúc khoảng vài chục năm rồi. Và khi không thể hạnh phúc, thì họ rất muốn tôi hạnh phúc để bù đắp sự thiếu hụt cho cuộc đời họ… Nhưng nếu tôi hỏi họ: “Làm thế nào con có thể hạnh phúc hơn cha mẹ?”, thì họ cũng chỉ biết nói rằng: “Ờ thì, cứ lôi kịch bản cũ ra mà dùng thôi”, cái kịch bản mà chính họ đã thất bại…
Vậy tôi nên làm gì đây? Có nên theo kịch bản cũ không?
Có chứ! Nếu tôi cảm thấy đó vẫn là một kế hoạch hoàn hảo, cũng giống như bộ Windows XP đã bị khai tử vẫn được sử dụng hiệu quả trong hầu hết các máy rút tiền ATM hiện nay. Còn những ai muốn thực sự nâng cấp chương trình, thì hãy tạm gác việc báo hiếu cha mẹ sang một bên, để bắt đầu “báo hiếu” chính mình bằng cách tìm lại chiếc bánh lái cuộc đời đã mất.
Đó là khám phá và tái tạo bản thân.
Khám phá vẻ đẹp của những phẩm chất, đức hạnh, sức mạnh đã sẵn có ở bên trong… thứ mà lúc nào tôi cũng có cảm nhận về nó, nhưng lại không dám dùng hoặc không biết cách dùng. Kiểm tra, tái tạo lại những niềm tin sai trái, thu lượm không chọn lọc về bản thân từ khi sinh ra đến giờ…
Chúng ta hạnh phúc chính là một cách báo hiếu cha mẹ. Hình minh họa. |
Nghe có vẻ hơi trừu tượng và không dễ dàng như đọc một quyển sách thì phải. Chắc chắn rồi! Mà đó sẽ là một chuyến phiêu lưu đầy thú vị dành cho những ai dám thay đổi…
Và nếu bạn may mắn tìm được kho báu của chính mình, bạn sẽ vỡ òa trong hạnh phúc. Đây chẳng phải điều cha mẹ muốn hay sao? Và đấy mới chính là báo hiếu cha mẹ.
Theo Huy Hùng