Theo số liệu thống kê của lực lượng CSGT trên toàn quốc, số vụ TNGT liên quan tới nồng độ cồn 4%. Tại TP.HCM, con số này ở mức 5% và tỉnh Bình Dương là 12%.
Tại Hội thảo quốc gia “Công bố kết quả Nghiên cứu ảnh hưởng của việc lạm dụng đồ uống có cồn đến hành vi điều khiển mô tô, xe máy tại Việt Nam” do Ủy ban ATGT quốc gia và Hội ATGT nhiều người đã đề xuất tăng mức phạt tiền và bổ sung các hình phạt mới (Luật xử lý vi phạm hành chính, lao động công ích).
Theo số liệu thống kê của CSGT trên toàn quốc, số vụ TNGT liên quan tới nồng độ cồn 4%, tại TP.HCM ở mức 5% và tỉnh Bình Dương là 12%.
Lực lượng chức năng kiểm tra nồng độ cồn đối với lái xe trên QL5, đoạn qua Hà Nội
Tuy nhiên số liệu này thấp hơn rất nhiều so với số liệu thống kê TNGT do rượu bia nhập viện tại một số bệnh viện. Nguyên nhân cơ bản của khác biệt trên là do trong nhiều vụ TNGT, tình trạng chấn thương của nạn nhân đã gây khó khăn lớn cho công tác xét nghiệm nồng độ cồn. Nam giới gây ra 80%-90% các vụ TNGT do uống rượu bia rồi lái xe, tai nạn xảy ra vào buổi tối (18h-24h) và cao hơn vào các ngày cuối tuần. Người đi xe máy say xỉn gây ra 70%-90% các vụ TNGT liên quan tới rượu bia.
Kết quả khảo sát cho thấy, khoảng 40% người đi nhậu ra về trong tình trạng bị say. Tỷ lệ vi phạm Luật Giao thông đường bộ rất cao, cụ thể 36% không bật xi nhan khi sang đường, 26% đi ngược chiều và 17% không bật đèn xe.
Qua nghiên cứu, Hội thảo đề xuất giải pháp, chính sách có tính đổi mới. Theo đó, áp dụng giảm chỉ số nồng độ cồn đối với người điều khiển xe máy (sửa Nghị định 46 và Luật Giao thông đường bộ); Tăng cường công tác Kiểm tra nồng độ cồn ngẫu nhiên; Tăng mức phạt tiền và bổ sung các hình phạt mới (như lao động công ích…).
Ngoài ra, phải tăng cường dịch vụ taxi đưa người uống về nhà an toàn; Khuyến khích sản xuất và tiêu thụ đồ uống có nồng độ cồn thấp hoặc không cồn; Ứng dụng các phần mềm cảnh báo nồng độ cồn trên điện thoại thông minh…
Theo Ngân Tuyền