logo

Ngải cứu: Lợi ích sức khỏe, công dụng và tác dụng phụ

Ngày đăng: 23/08/2019 17:42

Ngải cứu là một loại cây lưu niên mọc từ rễ, có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp giảm các vấn đề về tiêu hóa và đường ruột như táo bón, buồn nôn, nôn và loét.

Trong một số trường hợp, ngải cứu được sử dụng để hơ (cứu), nhằm đảo lại tư thế của thai nhi ngôi ngược trước khi sinh. Ngải cứu được dùng ở dạng tinh dầu, trà, hạt, cây khô, bột và điếu ngải.

Ngải cứu: Lợi ích sức khỏe, công dụng và tác dụng phụ - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Lợi ích sức khỏe của ngải cứu

1. Chống ung thư: Cây ngải cứu chứa artemisinin độc đối với một số tế bào ung thư. Các tế bào ung thư chứa hàm lượng sắt cao hơn các tế bào khỏe mạnh, khiến cho chúng dễ bị độc do artemisinin. Theo một nghiên cứu, artemisinin phản ứng với sắt để tạo thành các gốc tự do tiêu diệt tế bào ung thư.

2. Điều trị đau khớp: Trong y học cổ truyền châu Á, ngải cứu được sử dụng trong một quá trình gọi là cứu, để điều trị đau khớp, một triệu chứng phổ biến của viêm khớp. Ngải cứu có một số thành phần hoạt chất có tác dụng giảm đau trong trường hợp viêm khớp.

3. Giảm đau bụng kinh: Ngải cứu vẫn thường được sử dụng để giảm đau bụng kinh và cũng như để kích thích chu kỳ kinh nguyệt. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng cứu có thể điều trị đau bụng kinh nguyên phát. Một nghiên cứu khác cho thấy trong Đông y có thể dùng cứu để điều trị các cơn bốc hỏa do mãn kinh.

4. Đảo ngược tư thế của em bé: Ngôi ngược, hay ngôi mông là khi mông và bàn chân của em bé được trình diện khi sinh thay vì đầu như các ca đẻ thường khác. Theo một nghiên cứu được công bố trong Cơ sở dữ liệu các tổng kết hệ thống Cochrane, cứu có thể giúp em bé ở ngôi mông bằng cách xoay thai ngôi mông và tăng chuyển động của thai để giúp em bé chuyển sang tư thế đầu cúi bình thường.

Cách sử dụng ngải cứu

Ngải cứu được sử dụng trong một quy trình gọi là cứu. Cứu được thực hiện bằng cách cuốn lá ngải cứu thành điếu ngải có kích thước và hình dạng giống như điếu xì gà, sau đó đốt nó và hơ trên huyệt để giải phóng năng lượng. Trong Đông y, cứu là cách chữa bệnh đã được thực hành trong hơn 3.000 năm và người ta tin rằng nó có thể cải thiện hệ thống thần kinh tự động, điều trị viêm và ung thư. Cứu cũng có thể giúp điều kinh. Phụ nữ có thai và cho con bú nên tránh sử dụng ngải cứu vì nguy cơ tiềm ẩn này. Trong chữa bệnh bằng thảo dược ở châu Âu và châu Mỹ, ngải cứu được sử dụng để điều trị các vấn đề về dạ dày như đầy hơi, đau bụng, táo bón và tiêu chảy. Ngải cứu cũng giúp giảm chảy máu cam, ớn lạnh, sốt, đau đầu, mất ngủ và các vấn đề về thần kinh.

Tác dụng phụ của ngải cứu

Ở một số người, ngải cứu gây ra các phản ứng dị ứng như hắt hơi, xoang hoặc phát ban. Những người bị dị ứng với đào, táo, cà rốt, cần tây, hoa hướng dương và một số loại cây khác nên tránh ăn ngải cứu.

Ngải cứu được sử dụng như thế nào trong thực phẩm ở châu Âu: Ngải cứu được sử dụng để tạo hương vị cho bia và tạo hương vị cho các món cá và thịt.

Cách pha trà ngải cứu: Thêm 1 muỗng cà phê lá ngải cứu khô vào một cốc nước sôi. Để sôi trong 10 phút. Lọc bỏ bã và uống.

Cẩm Tú

Theo Boldsky

Theo Dân Trí

Tags: , ,