Theo quan niệm dân gian, một số món ăn đặc sản, khoái khẩu của nhiều người, nhưng nếu ăn chúng trong những ngày đầu năm mới sẽ mang đến những điều đen đủi, không may mắn.
Từ xưa tới nay những điều kiêng kỵ trong ngày đầu năm đã được dân gian chiêm nghiệm và trở thành phong tục. Theo quan niệm dân gian, chúng ta làm gì, ăn gì vào ngày này cũng sẽ ảnh hưởng đến đường công danh, sức khỏe của cả năm tới.
Vì vậy, để tâm lý tự tin hy vọng năm mới nhiều may mắn, cần cố gắng nhịn miệng một số món “điển hình” sau đây:
Mắm tôm
Những ngày đầu năm mới hoặc đầu tháng âm lịch, nhiều người, đặc biệt là người miền Bắc đều kiêng ăn mắm tôm vì ai cũng sợ gặp điều xui xẻo.
Nhất là nếu mùng một, khi đi lễ đình, chùa, đền… người ta kiêng ăn mắm tôm và tỏi, vì sợ ô tạp, hôi hám, xúc phạm thần linh.
Mực
“Đen như mực” là quan niệm có lâu đời nên nhiều người tránh ăn mực vào đầu tháng Âm lịch hoặc đầu năm mới vì lo lắng cả tháng, cả năm sẽ không đem lại may mắn, suôn sẻ. Thậm chí một số người còn tránh ăn mực vào những ngày quan trọng như thi cử, đi làm ăn…
Cá mè
Cá mè là loài cá khá tanh và có nhiều xương hơn các loài cá khác. Bên cạnh đó, chữ “mè” thường được hiểu là mè nheo. Chính vì vậy, người miền Bắc và người miền Trung đều có quan niệm kiêng ăn cá mè vào dịp đầu năm. Người ta tin rằng, nếu ăn phải cá mè trong ngày Tết, bạn sẽ có một năm đen đủi, không may mắn, tài lộc sẽ không có. Các bà nội trợ hãy chú ý tránh mua phải cá mè nếu có ý định chế biến món cá trong mâm cỗ Tết nhé!
Thịt vịt
Cùng với mực, thịt chó, thịt vịt cũng là biểu tượng cho sự đen đủi trong những ngày đầu năm mới. Thường đầu năm hoặc đầu tháng, mọi người thường kiêng sử dụng món ăn này trong bữa ăn của gia đình mình. Nhưng cuối tháng người ta lại hay ăn thịt chó, thịt vịt để giải đen.
Thịt chó
Cũng như mực, thịt chó cũng là món ăn mà nhiều người tránh ăn trong dịp đầu năm, đầu tháng mặc dù đây là một trong những đặc sản mọi người thích mê mẩn. Nhiều người cho rằng thịt chó là món ăn tượng trưng cho sự xui xẻo nếu ăn vào dịp Tết nguyên đán hoặc đầu các tháng âm lịch.
Trứng vịt lộn
Chế độ ăn an toàn nên áp dụng trong ngày Tết
Theo khuyến cáo chung của Cục Y tế dự phòng về chế độ dinh dưỡng trong dịp Tết năm 2019, mỗi người cần duy trì số bữa ăn như ngày thường, không bỏ bữa.
– Bữa ăn phải cân đối, đảm bảo đủ nhu cầu các chất đạm, chất bột, chất béo để cung cấp năng lượng.
– Ăn nhiều các thực phẩm giàu canxi như cá, sữa; nên ăn nhiều rau xanh và trái cây để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất.
– Hạn chế ăn các thức ăn có nhiều mỡ như đồ chiên rán, thịt nấu đông, giò mỡ, giò thủ, thịt mỡ, lòng, mề, gan…
– Giảm ăn muối (giảm muối/gia vị mặn khi nấu ăn hoặc giảm chấm nước mắm/gia vị trên bàn ăn; hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn, thức ăn kho, muối…)
– Hạn chế ăn đường, đồ ngọt như các loại bánh, mứt, kẹo…; hạn chế uống nước ngọt có đường, nhất là đối với trẻ em.
– Cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Nên duy trì vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Theo M.H (th)