Cá: Đây là một nguồn protein dồi dào. Một số loại cá như cá ngừ hay cá hồi còn cung cấp omega-3 cần thiết cho cơ thể. Bạn nên ăn hải sản nấu chín hai lần mỗi tuần. Hãy chọn các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp như cá hồi, cá rô phi. Tránh ăn cá da trơn, cá thu, cá ngừ, cá chình – các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao.
Đồ cay: Hầu hết trẻ sơ sinh không bị ảnh hưởng bởi thực phẩm cay và các loại thực phẩm nóng khác. Nhưng nếu em bé bị đầy hơi, đau bụng và bị tiêu chảy mỗi khi bạn ăn cay, hãy thử loại bỏ những món cay khỏi chế độ ăn khoảng vài tuần để xem tình hình có cải thiện hay không.
Bạc hà, mùi tây và xô thơm: Một số loại cây gia vị và thảo dược có thể ảnh hưởng đến lượng sữa mà bạn tiết. Ví dụ, mùi tây có thể ngăn sản sinh sữa. Đối với một số phụ nữ nuôi con bằng sữa, thậm chí kem đánh răng và kẹo có vị bạc hà cũng gây vấn đề về sữa.
Sữa: Sữa thường không gây vấn đề cho phụ nữ cho con bú. Nhưng nếu em bé gặp các vấn đề về da liễu, bị khó thở sau khi bú hoặc có các triệu chứng bất thường khác, hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa để được tư vấn.
Trà: Trà chứa caffeine có thể gây mất ngủ cho cả mẹ và bé. Nó cũng khiến cơ thể bạn khó hấp thu lượng sắt cần thiết hơn. Nếu bạn muốn uống trà, hãy ăn kèm các thực phẩm giàu sắt như thịt nạc, rau ăn lá xanh tối màu và ngũ cốc ăn sáng tăng cường.
Đồ uống có đường: Cho con bú có thể khiến bạn thường xuyên thấy khát hơn. Nếu bạn gặp tình trạng này, hãy uống một cốc nước mỗi khi cho con bú. Dù có khát thế nào, bạn cũng không nên uống những thức uống có đường nhiều calo nhưng không hề chứa chất dinh dưỡng.
Đồ uống có cồn: Tốt nhất là bạn không nên uống rượu bia trong thời kì cho con bú. Nếu bạn có uống, hãy chờ ít nhất 3 tiếng sau khi uống rượu bia rồi mới cho con bú để đảm bảo sữa hoàn toàn sạch cồn.
Thực phẩm gây đầy hơi: Các thủ phạm gây đầy hơi thường gặp bao gồm các loại đậu, bông cải xanh, bắp cải và cải Brussels. Đầy hơi, ợ hơi và xì hơi là những dấu hiệu bình thường. Nhưng nếu em bé cũng bị đầy hơi và đau bụng, hãy tránh ăn những thực phẩm này vài tuần.