Bệnh viện Bình Dân TP.HCM vừa mở cửa phòng khám dành riêng cho cộng đồng người LGBT (đồng tính, song tính, chuyển giới). Phòng khám này có gì đặc biệt so với những phòng khám thông thường?
Phòng khám cho người LGBT do các bác sĩ khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân phụ trách. Để hiểu rõ về quy trình, chức năng của phòng khám đặc biệt này, phóng viên Báo Phụ nữ TP.HCM có buổi trò chuyện với thạc sĩ, bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng – Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân.
Bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng |
* PV: Thưa bác sĩ, phòng khám dành cho cộng đồng người LGBT được trang bị khác với các phòng khám thường như thế nào?
Nhưng điều cần thiết nhất là bác sĩ, điều dưỡng thăm khám cho các bệnh nhân đều được đào tạo, hiểu biết về tâm lý của nhóm bệnh nhân LGBT, có chuyên môn từ nam khoa cho đến sản phụ khoa.
Ngay trong phòng khám này có sẵn máy siêu âm, xét nghiệm, trang thiết bị hiện đại để khám sản phụ khoa. Bệnh nhân chỉ cần chờ đợi khoảng 2 giờ là có kết quả xét nghiệm.
Ở Thái Lan, những phòng khám như thế này có rất nhiều. Người LGBT làm đủ công việc vất vả xuyên đêm như: hát đám cưới, đám ma, hát lô tô, bán kẹo kéo… nhưng không đủ tài chính để đến các cơ sở y tế tư nhân. Trong 100 người, chỉ có khoảng 2 người là có điều kiện khá giả. Vì thế, họ rất cần sự hỗ trợ của dịch vụ y tế công lập.
Đây là nhu cầu thực tế của bệnh nhân. Họ mong muốn có một cơ sở y tế công lập đủ uy tín, trang thiết bị để khám chữa bệnh cho họ. Tuy là một cộng đồng đặc biệt nhưng họ vẫn là con người, vẫn có quyền được khám chữa bệnh cơ bản.
Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE), Việt Nam hiện đang có khoảng 1,6 triệu người đồng tính, song tính và chuyển giới ở độ tuổi 15-59
– ThS.BS Mai Bá Tiến Dũng: Phòng khám bệnh dành cho người LGBT ở tận lầu 6 rất kín đáo.
Bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng khám cho bệnh nhân |
* Người LGBT thường e ngại người khác biết giới tính thật của mình hoặc lo lắng sợ bị kỳ thị. Vậy làm thế nào để người bệnh đến khám một cách “an toàn” nhất không bác sĩ?
– Để đảm bảo sự kín đáo, riêng tư nhất, bệnh nhân đến khám chỉ cần gọi điện thoại đến số 028.6686.1267 mà không cần chờ lấy số thứ tự ở sảnh như các bệnh nhân khác.
Đến giờ hẹn, bệnh nhân lên thẳng lầu 6 để gặp bác sĩ. Trong quá trình khám cho bệnh, bệnh viện luôn yêu cầu có mặt một điều dưỡng nữ – một quy định luôn áp dụng khi khám cho bệnh nhân nữ. Hiện tại, phòng khám hoạt động từ 13g đến 16g ngày thứ 6 mỗi tuần.
Khám nam khoa tại BV Bình Dân (TP.HCM) |
* Vì sao nhóm người đồng tính, chuyển giới, song tính lại ưu ái có riêng phòng khám trong một bệnh viện công lập ở Việt Nam? Phải chăng họ là nhóm đối tượng quá đặc biệt?
– Thật sự, cộng đồng LGBT có tâm lý rất khác so với mọi người. Họ nói với tôi rằng khi bước vào bệnh viện, người lạ nhìn họ với ánh mắt không được bình thường; thậm chí ngay từ chính các nhân viên y tế. Từ những mặc cảm tự ti đó, cộng đồng LGBT không dám đến khám ở những nơi đông người qua lại.
Chính vì thế, những y, bác sĩ khám bệnh cho cộng đồng này phải am hiểu tâm lý của họ. Hiện tại, những nhân viên y tế làm việc với những bệnh nhân LBGT đều được tập huấn kỹ về tâm lý của bệnh nhân.
Mặt khác, người LGBT khó chịu hơn so với người bình thường vì bị tự ti, mặc cảm. Trước giờ, cộng đồng nhìn họ như người không bình thường. Mọi người nhìn họ rồi đặt ra câu hỏi: “Tại sao đàn ông không chịu, lại muốn làm đàn bà?”… chẳng hạn vậy! Vì thế, họ có cảm giác rất khó chịu, luôn tìm cách bảo vệ mình. Ai đụng vào là họ “nổi nóng” liền.
Sự thay đổi tính cách của cộng đồng LGBT còn ở nguyên nhân khi sử dụng hóc môn trong quá trình chuyển giới làm cho tính cách họ bị thay đổi.
Cộng đồng LGBT với niềm đam mê được sống cho chính mình, luôn mong muốn sống đúng bản chất của họ. Vì thế, sức phản kháng của họ cực kỳ lớn. Họ luôn muốn người khác tôn trọng họ. Nhưng trên thực tế, điều này ít khi xảy ra.
Người chuyển giới tại TP.HCM |
* Có tâm lý đặc biệt và nhiều người từng giải phẫu giới tính, phải chăng cộng đồng LGBT sẽ có những bệnh lý riêng của họ?
– Cộng đồng LGBT có những bệnh rất đặc biệt. Trên nền sự thay đổi của hóc môn từ nam sang nữ hoặc ngược lại từ nữ sang nam, hệ miễn dịch của họ rất kém, dễ bị tổn thương. Tần suất các bệnh lây qua đường tình dục tăng lên rất nhiều. Sự thay đổi về nội tiết làm cho họ bị các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp… Nếu không hiểu tâm sinh lý của nhóm bệnh này sẽ không chữa trị được cho họ.
Chẳng hạn, sau khi qua Thái Lan chuyển giới, người chuyển giới về Việt Nam thường lúng túng vì không biết khám bệnh ở đâu. Vì tuy bộ nhiễm sắc thể là nam nhưng lại có âm đạo sao khám nam khoa?
Sau khi chuyển giới, âm đạo tân tạo sẽ không thể hoàn chỉnh như nữ giới nên người chuyển giới thường dễ bị viêm nhiễm, ngứa ngáy. Ở người nữ, âm đạo có lớp niêm mạc nhưng với người chuyển giới, đó là chỉ lớp da mỏng nên khi quan hệ tình dục, rất dễ bị tổn thương. Nếu không biết cách khám, bác sĩ có thể sẽ phá vỡ cấu trúc âm đạo tân tạo.
Đây là căn phòng kín đáo, sạch sẽ, tế nhị dành cho cộng đồng người đồng tính, song tính, chuyển giới đến khám và chữa bệnh |
* Sau khi bệnh viện đưa phòng khám đặc biệt này vào hoạt động, cộng đồng người LGBT có đến khám nhiều chưa bác sĩ?
– Thực sự thì tôi thai nghén cho phòng khám này cả năm rồi. Cách đây 6 tháng, cũng bắt đầu thử khám. Thứ 6 vừa rồi (4/1/2019), phòng khám mới chính thức hoạt động. Ngày hôm đó có 10 bệnh nhân đến khám – đều là những cặp bệnh nhân. Nghĩa là họ đến theo cặp đôi 2 người.
Họ muốn tư vấn để xem bạn tình của họ có gặp trục trặc gì hay không. Họ lo sợ bạn tình bị các bệnh lây qua đường tình dục. Vì thế, thời gian khám cho họ thường lâu hơn các bệnh nhân khác.
Mối quan tâm của họ tập trung một số vấn đề: Xin tư vấn có nên chuyển giới hay không, có phải là đồng tính hay không; khám về bệnh lý đường sinh dục; xin điều trị về nội tiết sau khi chuyển giới; khi nào Việt Nam cho phép phẫu thuật chuyển giới…
Thực ra, về chuyên môn, các bác sĩ Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng để phẫu thuật chuyển giới nhưng hiện luật pháp Việt Nam chưa cho phép. Vì thế, cộng đồng LGBT rất mong chờ được phẫu thuật chuyển giới tại Việt Nam chứ không phải ra nước ngoài. Lý do ngoài chi phí ra, nếu phẫu thuật ở Việt Nam, họ sẽ an tâm hơn vì được “bảo hành”.
Một người chuyển giới tại TP.HCM |
* Những bệnh nhân của phòng khám đặc biệt có được bảo hiểm y tế hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh hay không?
– Vì là phòng khám ở bệnh viện công lập nên tất cả bệnh nhân đều được hưởng bảo hiểm y tế nếu đủ điều kiện bảo hiểm yêu cầu. Chuyện này dễ lắm. Muốn hưởng bảo hiểm y tế thì các bạn LGBT phải tuân theo luật bảo hiểm y tế sẽ được thanh toán thôi.
Chẳng hạn, dù bạn thích được gọi là chị A hay nghệ danh gì đó thì tùy bạn nhưng khi đi khám bệnh, phải sử dụng tên thật, được ghi trong chứng minh nhân dân, chẳng hạn như Nguyễn Văn A…
Phải áp dụng đúng luật thì mọi chuyện dễ dàng. Chẳng hạn, sau khi phẫu thuật chuyển giới, bạn bị xuất huyết, phải nhập viện cấp cứu thì chắc chắn được thanh toán bảo hiểm y tế. Lúc này, đừng sử dụng nghệ danh, hãy cứ sử dụng tên thật như trong thẻ bảo hiểm y tế.
* Xin cám ơn bác sĩ.
Theo khảo sát của Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE) vào năm 2017 trên 408 người chuyển giới tại Việt Nam thì mức thu nhập trung bình là 6,9 triệu đồng/tháng.
51,2% sử dụng hóc môn không rõ nguồn gốc từ những người bán trên mạng Internet hoặc các nguồn tư nhân. 14,3% nhận thấy sức khỏe giảm sút sau khi phẫu thuật chuyển giới. |
Theo Hiếu Nguyễn