logo

Tiền để làm gì? Tiền nhiều để làm gì mà để ngày hôm nay ngồi như thế này?

Ngày đăng: 22/02/2019 13:26

Câu nói của ông Đặng Lê Nguyên Vũ chất vấn vợ trong phiên tòa ly hôn của gia đình, khiến không ít người nghẹn ngào và nhiều suy ngẫm.

Từ vụ ly hôn nổi tiếng…

Vụ án ly hôn của cặp vợ chồng chủ cà phê Trung Nguyên dậy sóng từ những ngày đầu, đến hôm nay lại tiếp tục làm nóng các diễn đàn.

Bà Thảo nghẹn ngào khi cho biết là một người phụ nữ, không ai mong muốn đứng trước tòa để ly hôn chồng, làm tan đàn xẻ nghé mái ấm của gia đình nhất là giữa bà và chồng, ông Đặng Lê Nguyên Vũ là những người cùng nhau khởi nghiệp từ khó khăn.

Ngược lại ông Vũ tự nhận thấy mình không có gì phải phàn nàn vì đã làm hết trách nhiệm của người chồng.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ trong phiên tòa xử ly hôn ngày 21/2/2019.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ trong phiên tòa xử ly hôn ngày 21/2/2019.

Cuộc ly hôn dai dẳng bởi ở đó trần trụi quá nhiều điều mà các gia đình, dù giầu, dù nghèo đều gặp phải. Đó là khi phải đối diện vấn đề tài chính trong gia đình.

… đến việc đau đầu vì tiền trong các gia đình

Vợ anh làm cơ quan nhà nước, lương mỗi tháng chưa được 3 triệu đồng. Anh làm kinh doanh, thu nhập cũng ổn, vợ chồng anh có nhà riêng tại một quận ở TP HCM, thuê giúp việc. Trong mắt hàng xóm, vợ chồng anh là một trong các gia đình trẻ khá giả. Thế nhưng chính anh luôn cảm giác bí bách trong chính gia đình mình.

Trong mắt anh, tiền anh kiếm được nhiều mà vợ chẳng biết cách chi tiêu. “Tôi thắc mắc tiền tôi đưa đâu hết thì cô ấy cứ bảo nhà có con nhỏ, tiền bỉm, tiền sữa tốn kém. Tôi bảo cô ấy ghi các khoản ra để tôi xem chi tiêu những gì, có cần điều chỉnh không thì cô ấy không ghi, nói không có thời gian và không nhớ hết. Cô ấy còn nói vì không nhớ, nếu tôi cứ hỏi thì sẽ giao cho tôi việc đi chợ. Tôi không phải là người đàn ông thích soi mói vợ hay keo kiệt, nhưng thú thật từ khi cưới nhau đến giờ không tháng nào là tôi không thấy vợ mua đồ mới. Có những bộ quần áo mua cả triệu bạc nhưng về nhà cô ấy lại không thích nên chỉ mặc vài lần rồi cứ để trong tủ hoặc cho ai đó. Khi tôi nói thì cô ấy cứ đem ra so sánh với bạn bè được chồng mua sắm nọ kia.

“Thực sự là tôi không tiếc tiền, làm kinh doanh tôi hiểu kiếm tiền rất khó. Cô ấy chứ chi tiêu như thế này thì thử hỏi lúc ốm đau, bệnh tật hoặc công việc khó khăn, không làm ra tiền thì lấy tiền đâu mà trang trải?”, anh trải lòng.

Kể từ khi có con và cuộc sống nhiều điều phải chi tiêu hơn thì áp lực kinh tế đến với chị, không phải là quá áp lực song cần phải có một chút tiền để trang trải. Mọi thứ đều dồn lên đồng lương của chị, điều này làm chị hơi bi quan, nghĩ chồng chẳng giúp gì được cho gia đình. Cũng may cho chồng là chồng không lăng nhăng, không rượu chè cờ bạc, anh biết có ít tiền nên cũng không dám mua gì nhiều cho bản thân, chỉ hay mua đồ cho con gái. Trong mắt chị, anh vẫn là một người chu toàn việc nhà.

“Chồng tôi làm nhà nước nên anh có nhiều thời gian để làm việc nhà hơn tôi, còn tôi làm công ty thời gian rất eo hẹp. Phải công nhận anh hầu như đảm nhận hết công việc hàng ngày, đưa đón con đi học, dọn dẹp, phụ tôi nội trợ, quần áo… rồi nhiều công việc khác nữa và đặc biệt rất yêu thương vợ con. Ngay cả bên nhà vợ anh cũng luôn có trách nhiệm khi có công việc, yêu quý bố mẹ tôi và tạo điều kiện nhiều cho tôi về quê thăm bố mẹ, các anh chị và các cháu của tôi cũng khá mến anh”.

Thế nhưng ngay cả ý nghĩ ấy cũng không làm chị vui vẻ khi sống cùng chồng. “Chẳng hiểu sao tôi luôn canh cánh trong lòng về việc chồng kiếm ít tiền, không lo đủ cho sinh hoạt gia đình, có việc gì dùng đến nhiều tiền là bị đau đầu, cảm thấy khó chịu”, chị tâm sự.

Tiền có quyết định hạnh phúc không?

Tiền bạc tuy là rất quan trọng nhưng nó không hẳn là nhu cầu duy nhất trong cuộc sống, là nguyên nhân duy nhất quyết định gia đình hạnh phúc.

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, sau khi kết hôn, hãy tập nói “của chúng ta” thay vì nói “của tôi” như trước đây. Chỉ khi nào nhận thức được như vậy, vợ chồng mới thật sự trọn vẹn tin tưởng, thương yêu nhau.

Một điều cũng khá tế nhị trong quan hệ vợ chồng là nên cư xử với nhau như thế nào nếu một trong hai người có mức thu nhập cao hơn người kia? Trong trường hợp chồng có thu nhập cao hơn vợ, điều tối kỵ nhất là người chồng làm “quản gia” trong việc chi tiêu hàng ngày của gia đình. Còn trong trường hợp vợ có mức thu nhập cao, cũng hãy để người chồng cùng chia sẻ trách nhiệm, có như vậy người chồng mới tự tin, thoải mái và cảm thấy mình được vợ tôn trọng.

Theo Phương Nghi (t/h)

Theo Gia Đình & Xã Hội

Tags: , ,