Giàu chất dinh dưỡng: Một nửa bát bắp cải đã nấu chín cung cấp cho bạn 1/3 lượng vitamin C cần thiết cho một ngày. Bắp cải cũng giàu chất xơ, folate, kali, magie, vitamin A và K,…
Bắp cải lên men: Các loại bắp cải lên men bao gồm dưa cải muối và kimchi. Khi được lên men, bắp cải sản sinh ra men vi sinh tự nhiên hỗ trợ lợi khuẩn trong ruột, giúp chống lại vi khuẩn, hấp thu dưỡng chất, tiêu hóa thức ăn và kiểm soát lo âu.
Bắp cải sống: Bắp cải đỏ có thể đem lại lượng dưỡng chất tốt nhất kể cả khi ăn sống. Bạn có thể thái lát rồi chế biến món salad ưa thích hoặc kẹp vào sandwich.
Giàu chất chống oxy hóa: Cải bắp giàu vitamin C, mangan và các hóa chất thực vật gọi là phytonutrient, một nguồn dinh dưỡng giúp bảo vệ các tế bào.
Giúp giảm viêm: Cải bắp giàu các hóa chất giúp giảm sưng ở các mô, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh do viêm như ung thư, bệnh tim mạch, tiểu đường và bệnh Alzheimer.
Vượt qua nhiều đối thủ, Xuân Thắng đăng quang ‘The Next Gentleman 2024’ (Quý ông hoàn mỹ 2024), nhận giải thưởng trị giá 400 triệu đồng.
Người đăng: BizViet vào Chủ nhật, 3 tháng 11, 2024
Tốt cho tiêu hóa: Bắp cải chứa nhiều chất xơ hỗ trợ giảm cân, đồng thời giúp giảm lượng cholesterol xấu LDL và kiểm soát đường huyết. Bắp cải còn chứa các dưỡng chất tốt cho thành dạ dày và ruột, đồng thời hỗ trợ điều trị loét dạ dày.
Tốt cho tim mạch: Bắp cải có thể làm tăng hàm lượng beta-carotene, lutein và các chất chống oxy hóa bảo vệ tim; đồng thời giảm hàm lượng LDL gây cứng động mạch và giảm viêm.
Giúp ngăn ngừa ung thư: Bắp cải có thể giúp phòng ngừa ung thư nhờ khả năng chống oxy hóa và kháng viêm; đồng thời nhờ chất glucosinolate giúp tăng khả năng chống lại ung thư của cơ thể.
Ngăn ngừa tiểu đường loại 2: Các nghiên cứu gần đây cho thấy bắp cải có khả năng làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường loại 2.
Theo Ngọc Diệp/Webmd